Nám da là gì, biểu hiện thế nào, nguyên nhân gây nám da do đâu mà có và chữa trị như thế nào thì tốt là những câu hỏi khiến không ít người cảm thấy đau đầu. Nám da xuất hiện do tình trạng tăng hắc sắc tố, hình thành các mảng da màu nâu, đen khiến da trở nên thâm sạm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nám da có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ cũng như tâm lý của bạn.
Nguyên nhân gây nám da, tàn nhang ở phụ nữ

Ánh nắng mặt trời – Nguyên nhân gây nám da
Tầng ozone của khí quyển có tác dụng chặn tia tử ngoại chiếu xuống trái đất. Tuy nhiên, hiện tại tầng ozone bị thủng đã không còn che chắn được những tia sáng độc hại này.
Tia tử ngoại có thể xuyên thấu qua cát và kính nên khi xuyên thấu qua da sẽ làm sắc tố melanin tăng đột biến, tạo nên các đốm nâu.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên mà không được bảo vệ đúng cách sẽ khiến cho da bị khô, giảm độ bóng, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Rối loạn nội tiết tố
Ở phụ nữ mang thai, rối loạn nội tiết làm ảnh hưởng đến việc mất cân bằng sắc tố melanin gây nên sạm da, nám da.
Hàng tháng, chu kỳ nội tiết đều thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt làm cho rối loạn nội tiết ở nữ có tỷ lệ cao hơn. Khi ấy, vùng da bị nám cũng thường sậm màu hơn.
Việc sử dụng thuốc ngừa thai kéo dài trong nhiều năm cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da.
Tăng sắc tố sau viêm (PIH)
Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng tăng melanin ở da do phản ứng viêm xảy ra sau khi bị các bệnh da khác nhau, kích thích ngoại sinh và các thủ thuật da.
Một ví dụ về tăng sắc tố sau viêm là phụ nữ wax lông sau nhiều năm sẽ khiến các tế bào melanocytes bị tổn thương, trở nên nhạy cảm và gây tăng sắc tố cục bộ. Điều này được phân loại là tăng sắc tố sau viêm da và nó cũng trông giống vết nám nếu chỉ nhìn bằng mắt thường.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không hợp lý như ăn uống thiếu hoa quả tươi và các chất dinh dưỡng cũng là một trong những tác nhân đẩy mạnh quá trình nám da.
Có những đồ ăn làm sung huyết trên da, làm cho các vết nám trở nên trầm trọng hơn như rượu, bia, các gia vị gây nám như muối, ớt, tiêu…
Stress
Sự căng thẳng thần kinh tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nóng, lạnh, áp lực tình cảm, công việc, stress… dẫn tới rất nhiều vấn đề trên da như nám, khô da, mụn… ngày càng nặng hơn.
Stress là một trong những “thủ phạm” không chỉ gây nám da mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Vì thế, việc hạn chế và kiểm soát stress là một trong những việc thật sự quan trọng.
Di truyền
Đây là một trong những tác nhân quan trọng trong việc gây nám. Trong gia đình, nếu có cha, mẹ bị nám, con cái cũng rất dễ bị di truyền. Bên cạnh đó, nám da mặt thường hay xảy ra ở người châu Á, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và châu Mỹ La tinh.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, có khoảng 20 – 70% số người đã và đang gặp phải vấn đề nám da có yếu tố di truyền.
>>>Xem thêm: Màn hình Oled là gì? Một số lỗi thường gặp
Nám da mặt là do đâu?

Theo Phó giáo sư Phạm Văn Hiển – nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam chia sẻ nám xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như do di truyền, do sự rối loạn nội tiết tốcủa cơ thể (giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh…). Do tâm trạng, tinh thần không ổn định, thường xuyên lo lắng, stress, do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ da. Hoặc do lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp…
Tóm lại, nguyên nhân nám da mặt gồm các nguyên nhân bên trong và những và những tác động của môi trường từ bên ngoài cơ thể:
Các nguyên nhân nám da mặt từ bên trong cơ thể
- Nguyên nhân bị nám da mặt do di truyền: Với 1 số người, do di truyền từ bố mẹ mà dễ mắc bệnh nám da mặt.
- Rối loạn sắc tố: Bước vào giai đoạn này, khi quá trình sinh hóa của chất amin-tyro-sine trong máu tăng hoặc giảm đột ngột đều sẽ khiến các sắc tố gây nám phát triển mạnh mẽ hơn.
- Nám da do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt
- Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét. Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại.
- Nguyên nhân gây ra nám mặt do tâm trạng, tâm lý tinh thần, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài.
Các nguyên nhân gây nám da mặt từ bên ngoài
- Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
- Do sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách dễ gây ra bệnh nám da mặt.
- Do tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm…
>>>Xem thêm: Phong cách thời trang nữ Hàn Quốc đơn giản nhưng cực thu hút bất chấp hoàn cảnh
Tại sao nám da xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới?

Trên thế giới có khoảng 3% dân số bị nám da, trong đó nám da ở phụ nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn, đặc biệt là phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên.
Nguyên nhân nám da ở phụ nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới sẽ được trình bày dưới đây:
Do nội tiết tố khác nhau
Nội tiết tố có những ảnh hưởng nhất định đến hiện tượng nám da. Nội tiết tố có sự khác nhau giữa nam và nữ, ở nữ giới việc rối loạn hay thay đổi nội tiết tố diễn ra nhiều hơn so với nam. Điều này khiến cho tình trạng nám da ở các chị em thưởng phổ biến hơn.
Do độ dày của da
Một số nghiên cứu cho thấy, da của nam giới có độ dày gấp 7 lần nữ giới. Vì vậy làn da nam giới ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường như UV, ánh sáng mặt trời, không khí,.. từ đó hắc sắc tố melanin ít được sản sinh và hình thành các đốm nám.
Ngoài ra, thời gian cũng khiến bào mòn và làm lão hóa da, vì vậy nám da thường có nguy cơ cao hơn đối với phụ nữ ở lứa tuổi trung niên.
Do tác động từ mỹ phẩm
Những tác động từ mỹ phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến nám da.Việc làm đẹp nhờ mỹ phẩm là nhu cầu thiết yếu của phái đẹp, trong khi đó tỉ lệ sử dụng mỹ phẩm ở nam giới thường rất ít. Điều này giải thích vì sao tỉ lệ nám da ở phụ nữ cao hơn.
Do lượng collagen
Collagen có vai trò quan trọng đối với tế bào da, giúp các mô liên kết với nhau và tạo tính đàn hồi cho da. Mật độ collagen ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Do vậy ở cùng một độ tuổi nhưng làn da của nam giới thường săn chắc, mịn màng hơn phụ nữ. Thông thường, từ độ tuổi 25 trở đi, làn da của phái nữ hay gặp phải các vấn đề về lão hóa, nám da cao hơn nam giới.
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Nguyên nhân gây nám da, tàn nhang ở phụ nữ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
>>>Xem thêm: Độ phân giải màn hình là gì? phân loại độ phân giải màn hình
Mỹ Phượng-Tổng hợp
Tham khảo; (suckhoedoisong, acm,…)