Quản lý nhà hàng là người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một nhà hàng, quán ăn. Là người trực tiếp tiếp cận với khách hàng và xử lý tình huống ngay tại nhà hàng, quán ăn do đó cần có quan điểm điều hành cũng như các kĩ năng quản lý để có thể xử lý kịp thời. Những điều đáng học khi bắt đầu quản lý nhà hàng sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ của một người quản lý xuất sắc.
Quản lý nhà hàng – Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Chứng nhận vệ sinh ATTP
Hiện nay, bất cứ nhà hàng hay cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào đều phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới được phép hoạt động.
Để được chứng nhận thì nhà hàng phải đảm bảo các tiêu chí về cơ sở vật chất như quy trình một chiều, dụng cụ, máy móc, hệ thống thông gió, hệ thống điện nước, kho chứa, hệ thống thải…, về chất lượng quản lý nguyên liệu nhà hàng đầu vào và sức khỏe nhân viên.
Quản lý bếp nhà hàng
Đảm bảo nguồn hàng “Sạch”
Một trong những cách hiệu quả nhất là sau khi đã đảm bảo về vấn đề con người thì chúng ta cần quan tâm đến chính nguồn thực phẩm. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín hoặc áp dụng mô hình kinh doanh nhà hàng “từ trang trại đến bàn ăn” để đảm bảo nguồn thực phẩm đầu vào luôn tươi ngon.
Quản lý nguyên vật liệu nhà hàng
Trong quy trình quản lý bếp thì quản lý nguyên liệu nhà hàng là một khâu khá khó khăn đối với các ông chủ khi quản lý nhà hàng, vì ngoài quá trình nhập vào nó còn bao gồm cả quá trình định lượng để chế biến. Không ít nhà hàng thường gặp phải trường hợp tổng kết cuối tháng bị hao hụt rất nhiều, nguyên nhân là do nhà bếp thông đồng với bên quản lý nguyên liệu, cắt giảm thành phần của món ăn nhưng vẫn báo cáo đủ.
Quy trình quản lý kho nhà hàng
Kho bãi luôn là vấn đề đau đầu trong việc tìm cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả của bạn. Bởi bạn phải bố trí kho như thế nào cho hợp lý và gọn gàng để tiết kiệm được diện tích cũng như là dễ tìm kiếm mỗi khi cần thiết.
Cách để tiết kiệm diện tích đó là bạn nên làm những kệ để đồ và phân chúng theo khu. Những kệ để đồ nên được thiết kế chắc chắn và khoảng cách đặt để giữa các kệ là hợp lý để tiện cất giữ và lấy.
>>>Xem thêm: Những mẫu máy massage bụng tốt nhất thị trường
Quản lý nhân sự nhà hàng

Nhân viên bồi bàn, tạp vụ
Là lực lượng đông đảo trong mỗi nhà hàng và họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng và lượng khách trung bình mà người quản lý sẽ quyết định tuyển bao nhiêu người cho mỗi ca.
Cách tốt nhất là phân công công việc cụ thể từng người, ai phụ trách khu nào (nếu là nhà hàng lớn), lương mỗi tháng theo ca là bao nhiêu… Hãy quản lý nhân viên với tinh thần cởi mở, luôn động viên, khích lệ họ làm tốt.
Cách quản lý order nhà hàng
Mình mới kể ở trên chỉ là một vài quy trình nhỏ. Còn có quy trình quản lý Thu ngân cũng quan trọng không kém. Thử nghĩ khi khách đến nhà hàng order mà gặp phải tình trạng thu ngân thanh toán chậm chạp, tiền thối đưa cho khách thiếu.
Khách hàng là thượng đế
Câu ”Khách hàng là thượng đế” giống như kim chỉ nam của mọi quản lý nhà hàng, quán ăn. Khách hàng là người chi trả mọi chi phí kinh doanh của nhà hàng của bạn vì vậy họ cần được nhận lại thái độ phục vụ tốt nhất. Muốn trở thành một người quản lý giỏi bạn cần phải đặt mình vào cương vị của một người khách hàng để hiểu họ cần gì, họ muốn gì? Bạn luôn phải cân nhắc đến suy nghĩ của khách hàng để thu về lợi nhuận cho nhà hàng, tạo uy tín, niềm tin trong kinh doanh.
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn cần quảng cáo
Hiện nay, thời đại công nghệ số, truyền thông trở thành một công cụ không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực nhất là đối với kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Bất cứ nhà hàng nào muốn tạo dựng thương hiệu hay tiếng tăm đều phải nhờ đến quảng cáo để thu hút lượng khách hàng tìm đến. Các kênh truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội.
Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn. Để cho ra đời được một chiến lược marketing tổng thể và hiệu quả thì cần phải xác định rõ mục tiêu và xu hướng thị trường. Không có một nhà hàng, quán ăn nào có thể đủ sức đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng.
>>>Xem thêm: Độ phân giải màn hình là gì? phân loại độ phân giải màn hình
Lựa chọn địa điểm và quản lý nhà hàng

Vị trí kinh doanh tùy thuộc vào vốn đầu tư và loại nhà hàng mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho quản lý nhà hàng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh:
- Lượng bán hàng dự kiến
- Lưu lượng người qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không
- Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không
- Có thuận lợi dừng đỗ xe
- Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không
- Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê không
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Bí quyết quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
>>>Xem thêm: RAM là gì? RAM góp vai trò gì trong máy tính?
Mỹ Phượng-Tổng hợp
Tham khảo; (kiotviet, smartgoal,…)