Giày bảo hộ là gì?
Giày bảo hộ lao động là một trong những trang bị dùng trong bảo hộ lao động giúp đảm bảo an toàn thân thể cho người sử dụng.
Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều nước, hóa chất, dầu, nhớt, bùn, các vật sắc nhọn… thì giày bảo lao động là hộ hết sức cần thiết.
Vai trò của giày bảo hộ là gì?
Vai trò của giày bảo hộ đó là bảo vệ tối đa đôi chân của người dùng tránh khỏi những tổn thương, tác động từ nhân tố bên ngoài.
Bên cạnh đó luôn giữ cho chân sạch sẽ, không bị bám bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc mất thời gian làm sạch và vệ sinh sau khi làm việc.
Với việc sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của hóa chất gây nên các bệnh da liệu như nấm, ghẻ, chốc… hoặc tệ hơn là ủ bệnh mà chúng ta không hề biết do tiếp xúc hàng ngày với các hóa chất độc hại này.
Cấu tạo của giày bảo hộ lao động

1. Mũi giày
- Vật liệu: Thép hoặc Composite.
- Chức năng: Chống dập ngón chân khỏi vật rơi như gạch, đá, sắt thép.
- Tiêu chuẩn: Triệt tiêu lực va đập đến 200J (tiêu chuẩn EN20345)
2. Lớp lót chống đâm xuyên
- Vật liệu: Thép hoặc Tấm Kevlar.
- Chức năng: Chống vật nhọn đâm xuyên như đinh, sắt thép.
- Tiêu chuẩn: Triệt tiêu lực đâm xuyên đến 15kN (tiêu chuẩn EN20345)
3. Đế giày
- Vật liệu: PU/TPU/Cao su/Phylon.
- Chức năng: Chống trơn trượt, chống chịu nhiệt, chống tĩnh điện, gót giảm sốc.
- Tiêu chuẩn: SRC/HRO/ESD, Shock Absorption
4. Lót giày
- Vật liệu: E.V.A/Cao su Latex.
- Chức năng: Giảm chấn.
- Tiêu chuẩn: Impact foam, Shock Absorption
5. Mặt trong (Lining)
- Vật liệu: Mesh Nylon/Cambrella/Coolmax/Cosmo.
- Chức năng: Thoáng khí, đẩy hơi ẩm lên bề mặt giày.
- Tiêu chuẩn: Breathability
Lớp lining kết hợp với tấm lót giày giúp tăng sự êm ái cho đôi chân. Ngoài ra, lớp lót từ những loại sợi tổng hợp cao cấp như Coolmax hay Cambrella còn giúp đẩy mồ hôi bên trong giày lên bề mặt thân giày. Và giữ đôi chân luôn khô thoáng, hạn chế mùi hôi.
6. Thân giày

- Vật liệu: Da thật/Vải Canvas/Sợi Cordura.
- Chức năng: Chống trơn trượt, chống chịu nhiệt, chống tĩnh điện, gót giảm sốc.
- Tiêu chuẩn: S1P, S3
Phần thân giày bảo hộ thường được chú ý bởi khả năng chống thấm nước. Thậm chí còn khi bị ngâm nước còn trụ được 15 phút trước khi bị ngấm vào trong.
Sử dụng giày bảo hộ lao động đúng cách
Giày bảo hộ lao động bị ướt thì bạn không nên sử dụng nhiệt độ cao để làm khô giày, cách tốt nhất là nên sử dụng giấy báo vo tròn, nén chặt để vào bên trong giày. Giấy báo có tác dụng thấm hút ẩm rất tốt.

Để tăng độ bền cho giày bảo hộ lao động, bạn không nên vệ sinh bằng cách chà rửa hãy sử dụng khăn cotton mềm lau bùn đất, bụi bám trên giày.
Những lợi ích từ việc sử dụng giày bảo hộ là gì?
1. Bảo vệ an toàn cho đôi bàn chân
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giày bảo hộ khác nhau. Mỗi loại sẽ đều mang cho mình những tính chất, những đặc điểm riêng.
Tuy nhiên mục đích cuối cùng của nó cũng là để đảm bảo an toàn cho đôi bàn chân của người lao động
2. Thoải mái trong việc di chuyển
Với kiểu dáng thiết kế ôm bó sát đôi bàn chân việc sử dụng những đôi giày bảo hộ lao động cũng giúp cho người dùng có thể di chuyển nhẹ nhàng và dễ dàng.
Cùng với đó là những tính chất đặc trưng phù hợp với môi trường làm việc cũng giúp cho công nhân có tâm lý thoải mái hơn khi làm việc
3. Tránh được thương tích do vật cứng nặng gây ra
Ở những môi trường làm việc của các ngành công nghiệp nặng như xây dựng, cơ khí, hầm mỏ, đóng tàu thì luôn tồn tại khá nhiều những vật thể nặng và vật thể sắc nhọn.
Việc sử dụng những đôi giày bảo hộ trong môi trường này sẽ giúp cho công nhân tránh được những thương tích do những vật thể đó gây nên.

4. Tránh những yếu tố gây tổn thương cho da:
Những đôi giày bảo hộ thường được thiết kế có độ che phủ cao, giúp đảm bảo và ngăn chặn những yếu tố xấu từ môi trường như nắng nóng, bụi bẩn, hóa chất,… ảnh hưởng đến làn da.
Các lưu ý để chọn đúng loại giày bảo hộ
Giày bảo hộ lao động có nhiều loại, kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, người lao động phải có giày làm việc phù hợp, có độ tin cậy và bền để bảo vệ an toàn của họ.

Giày bảo hộ lao động truyền thống là mũi sắt nhưng nó cũng có thể làm bằng vật liệu hỗn hợp như chất dẽo và nhôm. Sau đây là các lưu ý để lựa chọn đúng loại giày bảo hộ lao động cho công nhân:
- Môi trường làm việc và mối nguy hiểm liên quan
- Chất liệu được sử dụng trong giày bảo hộ lao động và hiệu quả của chúng đối với các mối nguy hiểm liên quan
- Chống nước, nhiệt và lạnh
- Chống điện
- Chống chọc thủng và cắt
Ví dụ về môi trường làm việc phải cần giày bảo hộ lao động
- Xử lý vật nặng hoặc dụng cụ có thể rơi (chống va đập) Xử lý ống, thân cây, đá, trục lăn, bánh xe và vật hình tròn có thể lăn lên chân
- Xử lý chất độc hại
- Công việc có các dụng cụ sắc nhọn như dao, trục, đinh, phế liệu kim loại và kính…
- Làm việc với dây cáp điện
- Làm việc trên sàn nhà mà có thể tạo ra tĩnh điện
Kết luận
Giày bảo hộ lao động là một trong những trang bị dùng trong bảo hộ lao động giúp đảm bảo an toàn thân thể cho người sử dụng. Vì vậy khi làm những việc nặng nhọc hay nguy hiểm thì chúng ta cần chuẩn bị một đôi giày bảo hộ để có thể bảo vệ đôi chân của mình.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Nếu có gì thắc mắc thì hãy bình luận phía dưới để được phản hồi một cách nhanh nhất nhé!