Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng 5g/cm3 với số nguyên tử. Kim loại nặng có thể hòa trong nước và xâm nhập vào cơ thể con người, sinh vật. Sử dụng nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm nếu dùng lâu. Vậy có những kim loại nặng nào thường tồn tại trong nước? Cách xử lý kim loại nặng trong nước thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây:
1. 7 kim loại nặng thường tồn tại trong nước và tác hại
- Chì
Chì là một kim loại nặng rất độc hại và phổ biến, có thể hòa tan trong nước. Nước nhiễm chì thường do ống nước bị rỉ sét, máy móc cũ hoặc từ các nhà máy sản xuất chì xả thải ra môi trường. Sử dụng nước bị nhiễm chì có thể gây ảnh hưởng nặng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn tới nhiều hệ lụy như khuyết tật, chậm lớn ở trẻ nhỏ, suy giảm thính giác,….
- Thủy ngân
Thủy ngân là một nguyên tố dạng lỏng nhưng rất dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ thường và trở nên rất độc. Người hít phải khí thủy ngân sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch,…. Thậm chí có thể gây tử vong nhanh chóng nếu hít phải quá nhiều.
- Mangan
Mangan là một trong những nguyên tố kim loại nặng dễ hòa tan trong nước. Nước bị nhiễm mangan sẽ gây mùi khó chịu, tạo ra các vệt ố vàng, lớp cặn đen bên trong vật đựng, gây ảnh hưởng đến vệ sinh và sức khỏe người dùng.
Các kim loại tồn tại trong nước
- Asen
Là một kim loại tổng hợp tồn tại dưới dạng hữu cơ và vô cơ. Người ta thường tìm thấy asen trong các mạch nước ngầm. Nếu nồng độ asen thấp sẽ giúp kích thích sinh trưởng, tuy nhiên nếu nồng độ vượt ngưỡng cho phép sẽ là một chất kịch độc, gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe con người như ung thư.
- Ion sắt
Là một kim loại tồn tại trong cả nước mặt và nước ngầm. Khi sử dụng nước bị nhiễm ion sắt có thể gây nên một số bệnh lý như dị ứng da, khô da, tiêu chảy,….
- Đồng
Đồng là một nguyên tố vi lượng, con người rất dễ bị phơi nhiễm đồng trong quá trình khai thác hoặc sử dụng nước bị nhiễm đồng. Khi dùng nước nhiễm đồng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến thận, tổn thương dạ dày và nhiều hệ lụy khác về sức khỏe.
- Crom
Crom là một hợp chất thường xuất hiện trong các loại nước thải công nghiệp. Dùng nước bị nhiễm crom quá lâu có thể gây kích ứng da, phổi, các bệnh lý về đường tiêu hóa, thậm chí bị ung thư.
2. 4 Cách xử lý kim loại trong nước dễ thực hiện và hiệu quả nhất
Dưới đây là 4 cách xử lý kim loại trong nước thường được áp dụng nhất.
2.1. Xây bể lọc nước để loại bỏ kim loại nặng
Xây bể lọc nước là một phương pháp truyền thống, có khả năng loại bỏ hầu hết các kim loại nặng nhờ những vật liệu có trong bể lọc. Thông thường, bể lọc nước cần có chiều cao tối thiểu 1m và vật liệu lọc sẽ gồm: Than hoạt tính, cát vàng/cát thạch anh, sỏi, cát mangan và vật liệu khử sắt.
Sau khi chuẩn bị đủ vật liệu, bạn đổ các vật liệu và xây bể lọc theo mô hình dưới đây:
Mô hình bể lọc nước kim loại nặng
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được với những loại nước bị nhiễm kim loại nhẹ. Nếu lượng kim loại nặng trong nước quá nhiều thì cách này sẽ không có tác dụng và không loại bỏ được hết tạp chất có hại.
2.2. Sử dụng máy lọc nước RO
Dùng máy lọc nước RO là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất được nhiều người áp dụng. Với phương pháp này, máy lọc sẽ giúp loại bỏ đến 99% tạp chất, kim loại nặng tồn tại trong nước, đảm bảo nguồn nước đầu ra an toàn và tinh khiết. Đặc biệt, máy còn có thể bổ sung thêm nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể con người.
Hiện nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng máy lọc nước để đảm bảo có nguồn nước tốt nhất để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, mua máy lọc nước gia đình loại nào tốt nhất thì không phải dễ chọn. Bởi trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm máy lọc nước RO đến từ các thương hiệu khác nhau.
Chính vì thế, trước khi chọn mua bạn cần tìm hiểu kỹ về các thương hiệu, chất lượng sản phẩm để đảm bảo có thể chọn được loại máy tốt và phù hợp nhất với gia đình.
Sử dụng máy lọc nước RO
2.3. Phương pháp hấp phụ
Đây là phương pháp sử dụng các vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại như than hoạt tính, than bùn, các vật liệu vô cơ,… để hút khí bay hơi hoặc các chất hòa tan có trong chất thải lỏng lên bề mặt xốp. Thường có 2 kiểu hấp phụ là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
Phương pháp này thường đơn giản, dễ áp dụng, có thể hấp phụ kim loại nặng ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, chi phí xử lý phương pháp này khá cao nên không được áp dụng rộng rãi.
2.4. Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp này sẽ dựa trên cơ chế của trao đổi ion để loại bỏ các kim loại nặng trong nước. Đây là phương pháp có thể giúp trao đổi lượng lớn ion, hiệu quả xử lý kim loại trong nước cao. Đặc biệt, không gian xử lý nhỏ, dễ áp dụng nên được đánh giá cao. Tuy nhiên, do chi phí xử lý cao nên không được ứng dụng rộng rãi.
Xử lý kim loại trong nước bằng phương pháp trao đổi ion
Như vậy, có thể thấy trong các phương pháp trên, sử dụng máy lọc nước RO là phương pháp tốt nhất, dễ áp dụng nhất, mang đến hiệu quả cao trong xử lý kim loại trong nước và không quá tốn kém. Chính vì thế, để đảm bảo gia đình luôn có nguồn nước tinh khiết và tốt nhất, bạn hãy sử dụng các loại máy lọc nước RO. Tuy nhiên giữa nhiều thương hiệu trên thị trường, người dùng vẫn băn khoăn nên mua máy lọc nước hãng nào tốt?
Trong số những sản phẩm máy lọc nước RO, máy lọc nước RO của Mutosi luôn được đánh giá cao nhất với hiệu quả lọc tối ưu. Sử dụng máy lọc nước Mutosi sẽ giúp loại bỏ tới 99% vi khuẩn, tạp chất, kim loại nặng trong nước.Ngoài ra còn bổ sung thêm nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe người dùng.
Trên đây là tổng hợp một số cách xử lý kim loại trong nước hiệu quả, dễ áp dụng nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ hữu ích và giúp bạn có được nguồn nước uống tốt nhất.